Trong văn hóa ẩm thực của các nước nói chung và Việt Nam ta nói riêng có vô số các loại gia vị nấu ăn với đa dạng màu sắc, mùi vị và hương thơm. Sử dụng gia vị trong món ăn sẽ giúp kích thích vị giác, tăng sự ngon miệng cho người dùng. Tuy nhiên việc có quá nhiều loại gia vị sẽ khiến cho người nấu bị hoang mang khi không biết dùng như thế nào là hợp lý. Hãy cùng công ty Tân Kỷ Nguyên tìm kiếm câu trả lời ở ngay tại bài viết này nhé.
1. Tìm hiểu gia vị là gì?
Theo các nhà khoa học gia vị cơ bản là những loại rau thơm, thực phẩm (có chứa tinh dầu) được phơi khô hoặc chế biến thành dạng bột, dạng lỏng hoặc cũng có thể là các hợp chất thực phẩm được sản xuất hóa học để cho vào món ăn.
Bạn đang xem: Các loại gia vị nấu ăn Việt Nam và hướng dẫn sử dụng hợp lý nhất
Ngoài giúp tăng thêm hương vị cho món ăn, gia vị còn kích thích hệ thống tiêu hóa của người ăn từ đó giúp các thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại gia vị khác nhau, đa dạng từ gia vị động vật, gia vị thực vật đến gia vị ướt, gia vị khô, gia vị Âu,… Để phân biệt được những loại này không hề khó, hãy cùng theo dõi các nội dung bên dưới bạn nhé.
2. Phân loại gia vị truyền thống Việt Nam
Gia vị rất đa dạng về mùi vị và cấu tạo, để phân loại chúng thì chúng ta có thể phân thành ba nhóm dựa theo: nguồn gốc, tính chất và cấu tạo. Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn cách phân loại ở dưới đây.
2.1 Phân loại gia vị theo nguồn gốc của chúng
Xem thêm : Xáo bò là gì? Cách nấu xáo bò ngon chuẩn vị xứ Quảng – Digifood
Gia vị nếu được phân chia theo nguồn gốc ban đầu thì sẽ được chia thành hai loại là gia vị được chế biến từ động vật và gia vị được chế biến từ thực vật.
2.1.1 Gia vị có nguồn gốc từ thực vật
Gia vị truyền thống Việt Nam chiếm đa số là gia vị có nguồn gốc thực vật, có thể chia thành những nhóm sau:
- Các loại lá gia vị như là hành, hẹ, rau răm, mùi tàu, húng chó, thì là, tía tô, kinh giới, lá đinh lăng, lá chanh, rau mùi, cần tây, tỏi tây, lá mơ, lá mắc mật,….
- Gia vị từ các loại trái có hạt: chanh, tắc, ớt, dứa xanh,…
Do vị cay độc đáo của chúng, ớt tạo thành một phần quan trọng trong nhiều món ăn trên khắp thế giới. Bên cạnh làm gia vị tẩm ướp món ăn, ớt còn có thể ngâm nước muối, ngâm trong dầu hoặc ngâm chua để làm đồ ăn kèm
- Gia vị từ các loại củ: hành tây, tỏi, riềng, gừng, sả, niễng, hành củ, nghệ, bí đao,…
Nghệ có vị hơi đắng và cay nhẹ. Ngoài ra, nghệ còn có công dụng tạo màu cho các món ăn, điển hình như thịt nướng, cà ri và các món ăn khác như món tráng miệng
- Gia vị từ các loại quả: tiêu, ngò, dổi,…
- Một số loại gia vị khác như: nước dừa, táo tàu, quế khô, đại hồi, nấm đông cô, nấm hương, dương tiêu hồi, bột dành dành, sa nhân, đinh hương, nước cốt dừa, nước gỗ vang, kỷ tử, sa nhân, sân, rau sắng, cam thảo,…
Trong đó đại hồi, đinh hương, quế là những gia vị không thể thiếu trong món phở ở Việt Nam, những gia vị nấu phở đặc trưng.
2.1.2 Gia vị có nguồn gốc từ động vật
- Gia vị từ các hải sản: nước mắm, mắm tôm, mắm ba khía, sá sùng, tôm khô,…
- Gia vị làm từ các loại động vật: sá sùng, tôm nõn,…
- Gia vị từ tinh dầu: cà cuống, bơ động vật, túi mật, sữa, long diên hương, dầu hào…
- Gia vị thu được từ việc lên men: mẻ, dấm,..
- Gia vị khác: mật ong
2.2 Phân loại gia vị theo tính chất của chúng
Xem thêm : Bánh vạc Hội An có gì đặc biệt? Gợi ý những địa chỉ ăn ngon
Dựa theo tính chất của các loại gia vị của Việt Nam thường sử dụng hằng ngày, chúng ta có thể chia thành bảy nhóm vị dưới đây:
- Vị nhẫn đắng: vỏ quýt hoặc chanh, nước hàng,…
- Vị ngọt: đường, mật ong, mạch nha,…
- Vị mặn: nước mắm, muối, nước tương, các loại mắm khô,…
- Vị chua: me, chanh, tắc, khế, dấm,…
- Vị cay: ớt, tỏi, tiêu, gừng,…
- Vị thơm: rau thơm, ngò gai, thì là,…
- Hỗn hợp: ngũ vị hương, bột cà ri, dầu hào,…
2.3 Phân loại theo cấu tạo của chúng
Nếu phân gia vị theo cấu tạo của chúng thì chúng gồm những nhóm sau:
- Gia vị dạng lá, vỏ: húng quế, rau thơm, vỏ chanh, vỏ cam,…
- Gia vị dạng quả: hạt tiêu, chanh, ớt, khế,…
- Gia vị dạng chất lỏng: nước mắm, nước tương, dấm ăn…
- Gia vị dạng tinh thể rắn: muối, đường, bột ngọt, mì chính,…
- Các loại bột gia vị nấu ăn: bột cà ri, ngũ vị hương, bột húng lìu,…
- Gia vị dạng sệt: sa tế, tương ớt, tương cà,…
- Gia vị dạng hỗn hợp: sa tế, tương ớt, mẻ, dầu hào, dầu ăn, dấm bỗng, tương cà,…
3. Hướng dẫn sử dụng các loại gia vị Việt Nam đúng cách
Các món ăn sẽ trở nên ngon miệng, bắt mắt hơn rất nhiều nếu bạn biết cách sử dụng những gia vị cần có trong bếp một cách hợp lý. Bởi vì mỗi người sẽ có một khẩu vị khác nhau, vậy nên không có công thức cụ thể cho việc kết hợp các loại gia vị lại với nhau trong khi chế biến. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số nguyên tắc cần lưu ý nếu không muốn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe các thành viên trong gia đình của bạn:
- Nguyên lý tương sinh tương khắc trong phong thủy cũng rất quan trọng trong việc nêm nếm và nấu ăn. Điều này nhằm giảm bớt hoặc tăng thêm đặc tính của món ăn, giúp cho món ăn không chỉ ngon miệng hơn mà còn không gây hại cho sức khỏe. Ví dụ như, trong các món ăn lạnh đầu bếp thường sẽ nêm nếm các gia vị nấu ăn có tính nóng, vừa giúp ăn ngon hơn mà còn tránh tình trạng đau bụng sau khi ăn.
- Liều lượng cho vào mỗi món ăn sẽ khác nhau, tùy thuộc hoàn toàn vào khẩu vị của bạn. Tuy nhiên, đừng nên nêm quá ít hoặc quá nhiều gia vị. Lạm dụng các loại gia vị quá nhiều không chỉ làm mất đi hương vị đặc trưng vốn có của món ăn mà còn gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của bạn và người thân.
Việc bảo quản và sử dụng các loại gia vị sẽ dễ dàng hơn nếu bạn sử dụng kệ đựng gia vị dao thớt thông minh. Không những giúp phân loại gia vị dễ dàng mà nó còn giúp tối ưu hóa không gian bếp nhà bạn.
>>> Xem thêm cách mua, bảo quản và sắp xếp các gia vị nấu ăn qua video dưới đây
Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Ẩm thực