Có Thể Bạn Chưa Biết BCB

728x90-ads

  • Trang chủ
  • Ẩm thực
  • Du Lịch
  • Làm Đẹp
  • Mẹo gia đình
You are here: Home / Du Lịch / Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am – Báo Quân khu Một điện tử

Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am – Báo Quân khu Một điện tử

Tháng Mười 29, 2023 Tháng Mười 29, 2023 Linh Linh

Đình làng Đình Bảng.

Có thể bạn quan tâm
  • Chiêm ngưỡng vẻ đẹp Sài thành bằng xe bus 2 tầng Tp.HCM
  • “Ai là người hạnh phúc nhất trên thế giới?” – Trong số hàng nghìn câu trả lời, có bốn câu trả lời rất ấn tượng: Càng đọc, càng ngẫm, càng thấm
  • Du lịch Hà Giang mùa nào đẹp nhất? Kinh nghiệm chi tiết
  • Đèo Cả: Cung đường đèo biển đẹp quyến rũ nối liền Khánh Hòa – Phú Yên
  • Top 20 bức tượng lớn nhất Thế giới

Bài viết này sẽ giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

Bạn đang xem: Cách phân biệt Chùa, Đình, Đền, Miếu, Nghè, Điện, Phủ, Quán, Am – Báo Quân khu Một điện tử

Chùa là gì?

Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo. Ở một số nơi, chùa cũng là nơi cất giữ xá lị và chôn cất các vị đại sư.

Đình là gì?

Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

Đền là gì?

Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Tham Khảo Thêm:  Xe Phương Trang đi Châu Đốc – Cập nhật thông tin giá vé, SĐT

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc.

Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

Xem thêm : Mách bạn 15 quán bún đậu mắm tôm Hà Nội ngon nhất Thủ đô

Miếu là gì?

Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng.

Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị.

Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam).

Nghè là gì?

Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

Tham Khảo Thêm:  Cầu Rồng Đà Nẵng: thời gian phun nước, phun lửa, kinh nghiệm tham quan

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh.

Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

Điện thờ là gì?

Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

Xem thêm : Giới thiệu

Phủ là gì?

Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật).

Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

Quán là gì?

Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh.

Bích Câu đạo quán.

Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa.

Tham Khảo Thêm:  Những câu giao tiếp Philippines phổ biến mà mọi du khách nên biết

Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

Am là gì?

Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am./.

Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Du Lịch

Bài viết liên quan

Đi Đà Lạt mùa nào đẹp nhất? Nên đến Đà Lạt vào tháng mấy?
Top 8 loài bướm phổ biến nhất ở Việt Nam
Top 8 loài bướm phổ biến nhất ở Việt Nam
Hướng dẫn đặt vé tàu cánh ngầm đi Vũng Tàu 2022 nhanh nhất – Halo Travel
Muối biển chết (Dead Sea Salt)
Singapore rộng bao nhiêu? Cùng ANB Việt Nam khám phá bản đồ đảo quốc sư tử biển
Top 10+ món ăn gây nghiện khi đi du lịch Singapore
Top 10+ món ăn gây nghiện khi đi du lịch Singapore
12 địa điểm du lịch Tiền Giang bạn nhất định phải đến
12 địa điểm du lịch Tiền Giang bạn nhất định phải đến
Danh Thiếp ECard.vn
Danh sách 3 địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2023 tại Đà Nẵng
Danh sách 3 địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2023 tại Đà Nẵng
Quản trị dịch vụ vui chơi giải trí – môn học đầy thú vị của FPT Polytechnic
Quản trị dịch vụ vui chơi giải trí – môn học đầy thú vị của FPT Polytechnic

Chuyên mục: Du Lịch

728x90-ads

About Linh Linh

Xin chào, mình tên là Linh Linh (tên thật Trần Minh Linh).

Mình tốt nghiệp học viện Báo chí và Tuyên truyền chuyên ngành Báo mạng điện tử. Sau khi ra trường, mình đã có 3 năm làm việc với vai trò biên tập viên cho các lĩnh vực nấu ăn, du lịch, làm đẹp và giải trí.

Với niềm đam mê viết lách từ nhỏ, mình luôn mong muốn chia sẻ những kiến thức hữu ích đến độc giả. Vì thế, mình rất vui khi được tham gia vào dự án website Banchuabiet.com - nơi tập hợp các bài viết thiết thực về nấu ăn, du lịch, gia đình, sức khỏe, làm đẹp...

Thông qua Banchuabiet.com, mình hi vọng sẽ giúp ích cho nhiều người trong việc chăm sóc gia đình, du lịch tiết kiệm, rèn luyện sức khỏe và làm đẹp. Đồng thời lan tỏa tinh thần lạc quan, yêu đời đến cộng đồng.

Rất mong được kết nối với mọi người qua email: [email protected]

Previous Post: « 9 nhà hàng – quán ăn ngon tại Bà Rịa du khách không thể bỏ qua
Next Post: Băng Mỏng ấn định ngày phát sóng, Bành Quán Anh được kỳ vọng cao »

Primary Sidebar

Recent Posts

  • Sốt mayonnaise bao nhiêu calo? Ăn có béo không?
  • Thơm ngọt, đậm đà tô cháo sìa sông quê
  • Các bộ phận chính của một cây đàn guitar
  • Lưu ý khi tiêm filler làm đẹp toàn diện
  • Bánh mì que Đà Nẵng: Đặc sản vỉa hè Ngon – Bổ – Rẻ

Bài viết nổi bật

Sốt mayonnaise bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Sốt mayonnaise bao nhiêu calo? Ăn có béo không?

Tháng Mười 30, 2023

Thơm ngọt, đậm đà tô cháo sìa sông quê

Thơm ngọt, đậm đà tô cháo sìa sông quê

Tháng Mười 30, 2023

Các bộ phận chính của một cây đàn guitar

Các bộ phận chính của một cây đàn guitar

Tháng Mười 30, 2023

Lưu ý khi tiêm filler làm đẹp toàn diện

Tháng Mười 30, 2023

Bánh mì que Đà Nẵng: Đặc sản vỉa hè Ngon - Bổ - Rẻ

Bánh mì que Đà Nẵng: Đặc sản vỉa hè Ngon – Bổ – Rẻ

Tháng Mười 30, 2023

Đi Đà Lạt mùa nào đẹp nhất? Nên đến Đà Lạt vào tháng mấy?

Tháng Mười 30, 2023

Top 8 loài bướm phổ biến nhất ở Việt Nam

Top 8 loài bướm phổ biến nhất ở Việt Nam

Tháng Mười 30, 2023

Hướng dẫn đặt vé tàu cánh ngầm đi Vũng Tàu 2022 nhanh nhất – Halo Travel

Tháng Mười 30, 2023

15+ Cách Làm Mặt Nạ Sữa Tươi Đơn Giản Cho Làn Da Trắng Sáng

15+ Cách Làm Mặt Nạ Sữa Tươi Đơn Giản Cho Làn Da Trắng Sáng

Tháng Mười 30, 2023

Muối biển chết (Dead Sea Salt)

Tháng Mười 30, 2023

Singapore rộng bao nhiêu? Cùng ANB Việt Nam khám phá bản đồ đảo quốc sư tử biển

Tháng Mười 30, 2023

Cách làm hạt thủy tinh boba nổ giòn ngon vị sữa chua, siro dâu

Tháng Mười 30, 2023

Cấu trúc After và cách dùng trong tiếng Anh

Tháng Mười 30, 2023

Top 10+ món ăn gây nghiện khi đi du lịch Singapore

Top 10+ món ăn gây nghiện khi đi du lịch Singapore

Tháng Mười 30, 2023

12 địa điểm du lịch Tiền Giang bạn nhất định phải đến

12 địa điểm du lịch Tiền Giang bạn nhất định phải đến

Tháng Mười 30, 2023

Danh Thiếp ECard.vn

Tháng Mười 30, 2023

Danh sách 3 địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2023 tại Đà Nẵng

Danh sách 3 địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 2023 tại Đà Nẵng

Tháng Mười 30, 2023

Sau sinh uống nước đậu đen: 10 Lợi ích tuyệt vời mẹ đã biết chưa?

Tháng Mười 30, 2023

Hướng dẫn cách luộc khoai tây mềm mịn nóng hổi nhâm nhi ngày mưa

Tháng Mười 30, 2023

Quản trị dịch vụ vui chơi giải trí – môn học đầy thú vị của FPT Polytechnic

Quản trị dịch vụ vui chơi giải trí – môn học đầy thú vị của FPT Polytechnic

Tháng Mười 30, 2023

Footer

Về chúng tôi

Bạn là người yêu thích nấu ăn và đang tìm kiếm các công thức đơn giản và dễ thực hiện để chế biến những món ăn ưa thích của bạn? Banchuabiet.com chính là nơi phù hợp với bạn.

Chúng tôi là một trang web chuyên cung cấp các công thức nấu ăn dễ làm. Tại đây, bạn sẽ tìm thấy nhiều cách nấu ăn khác nhau, từ các món ăn truyền thống đến các món ăn phức tạp, giúp bạn tự tin thực hiện những món ăn ngon và thú vị.

Địa Chỉ

Địa Chỉ: 57 Đại An, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Theo dõi

Theo dõi chúng tôi: https://news.google.com/publications/CAAqBwgKMOiNrAsw5ZjEAw

Mạng Xã Hội

  • youtube.com
  • pinterest.com
  • twitter.com
  • tumblr.com
  • linktr.ee
  • dailymotion.com
  • flickr.com

© 2023 banchuabiet.com | Giới thiệu - Điều khoản - Bảo mật