Dân gian truyền nhau câu nói: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, đó là câu ca dao có lẽ xuất phát từ hội đền chùa Cầu Muối. Du lịch chùa Cầu Muối vào đầu xuân năm mới cùng thưởng ngoạn cảnh sắc vừa đón hội đầu xuân cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Cùng Ximgo khám phá chùa Cầu Muối ở Thái Nguyên có gì mà hấp dẫn du khách đến thế nhé!
1. Giới thiệu về chùa Cầu Muối
Chùa có tên chữ là Linh Sơn Tự. Cụm di tích đình, đền, chùa Cầu Muối tọa lạc trên địa bàn xóm Cầu Muối, xã Tân Thành huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Tên gọi của cụm di tích này thường là đình Cầu Muối, chùa Cầu Muối, đền Cầu Muối. Nhưng để gọi tên nhanh người ta hay gọi là đình – đền – chùa Cầu Muối, hay đình Muối, chùa Muối và đền Muối.
Bạn đang xem: Chùa Cầu Muối Thái Nguyên – Địa chỉ, Cách đi, Giá vé và Lưu ý
Cụm di tích Cầu Muối được xây dựng vào năm 1719 thời Hậu Lê, đời Vua Lê Dụ Tông. Bao gồm: Đình Cầu Muối thờ Thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức là Dương Tự Minh), một danh tướng đã có công giúp vua Lý chống giặc Tống xâm lược. Đền Muối ở Thái Nguyên bao gồm:
- Đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn
- Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh
- Chùa Cầu Muối thì thờ Phật
Năm 1950 trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đại đoàn 308 đã từng chọn nơi này làm nơi đóng quân. Cho đến cuộc chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Sư đoàn 304 cũng chọn đây làm nơi huấn luyện, phục vụ chiến trường miền Nam. Cùng với những giá trị lịch sử đó, đến năm 2005, cụm di tích Đình, đền, chùa Cầu Muối đã được công nhận là Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.
Đặc biệt, lễ hội Đình – Đền – Chùa Cầu Muối được tổ chức vào ngày 4 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm với lễ rước kiệu và nhiều trò chơi dân gian độc đáo, thu hút hàng ngàn khách du lịch thập phương.
2. Địa chỉ chùa Cầu Muối
Đình – đền – chùa Cầu Muối nằm ở trung tâm làng Cầu Muối, thuộc xã Tân Thành, Phú Bình được gọi theo địa danh của làng, cách thủ đô Hà Nội chừng 70km về phía Đông Bắc; cách trung tâm thành phố Thái nguyên 40km về phía Đông Nam; cách trung tâm huyện Phú Bình 11 km về phía Đông.
Bản đồ chùa cầu Muối:
3. Hướng dẫn cách đi đến chùa Cầu Muối
Cụm di tích Cầu Muối cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía Đông Bắc; cách thành phố Thái Nguyên khoảng 40km về phía Đông Nam; cách trung tâm huyện Phú Bình khoảng 11km về phía Đông.
Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên xuôi theo Quốc lộ 37 khoảng 25km, đến trung tâm huyện Phú Bình, rẽ trái theo đường liên huyện, qua UBND xã Tân Thành 5km vào làng Cầu Muối, du khách sẽ tới cụm di tích lịch sử, văn hóa Đình – Đền – Chùa Cầu Muối.
Xem thêm : Con Rạm là con gì? Sống ở đâu, Giá bao nhiêu tiền 2023?
Bản đồ hướng dẫn cách đi từ TP Thái Nguyên đến chùa Cầu Muối:
4. Giá vé
Đến đây bạn chỉ cần hòa mình vào sự an nhiên, yên bình, quyện vào cảnh vật thiên nhiên, sự tâm linh mà chùa mang lại nên bạn sẽ không tốt bất kỳ chi phí nào về tiền vé. Chỉ cần đến chùa cầu Muối, cầu bình an, tâm thanh tịnh là bạn sẽ được tâm hồn thanh thản, an nhiên, nhẹ lòng sau nhiều phiền lo của cuộc sống.
5. Một số điểm tham quan
Chùa Cầu Muối nằm trên một ngọn đồi xung quanh là đồng ruộng, đồi cây tươi tốt, khuôn viên chùa rộng rãi, thoáng đãng. Chùa có khung cảnh mây núi bao phủ, gió mát thổi quanh năm.
Hướng chùa quay về hướng Nam đón gió mát; tránh gió tây nóng; đúng là vừa là hướng thuận với triết lý âm dương ngũ hành; vừa có nghĩa các Đức Phật và Bồ Tát ngồi quay hướng Nam để nghe lời kêu cứu của chúng sinh. Các lớp tượng thờ được bày từ ngoài vào trong, sắp xếp, bài trí từ thấp lên cao, làm cho không khí tĩnh lặng, linh thiêng như thu lại toàn bộ Tam Bảo.
Cụm di tích này còn lưu giữ lại một số hiện vật như: Chiêng núm đồng; chuông nhí đồng, giá văn tế, nhang án, ngai thờ, cối đá, 5 bát hương gốm cổ, 23 pho tượng và cây hương đá được lập năm 1719.
Một số địa điểm tham quan tại cụm di tích cầu Muối như:
5.1 Đình Cầu Muối
Đình Cầu Muối là nơi thờ Thành Hoàng làng Cao Sơn Quý Minh Đại Vương (tức là Dương Tự Minh) một tướng tài giỏi dưới thời nhà Lý, có công lớn đối với vùng đất Thái Nguyên. Người dân thường lập đền, miếu, đình để thờ cúng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.
5.2 Đền Cầu Muối
Đền Cầu Muối hay đền Muối gồm đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh và đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn.
5.3 Đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh
Đền Công Đồng là nơi thờ tự chính của Đạo Tứ Phủ gắn liền với câu chuyện truyền thuyết linh thiêng, linh ứng về một người đàn bà trẻ, đẹp, phúc hậu (mặc áo xanh) từ bi trong tư thế bình thường của một người dân giữa cuộc đời. Đây có lẽ là nơi được du khách quan tâm và đến tham quan đông nhất để cầu nguyện, cầu của, cầu phúc, cầu người, cầu tài, cầu mưa…; cầu gì được nấy rất linh thiêng.
5.4 Đền Thượng
Ngôi đền tọa lạc trên một quả đồi cao trên 100m so với mặt bằng xung quanh. Nhìn xa xa ngôi đền như hình một con voi phủ phục. Cũng như Đình – Chùa Cầu Muối và Đền Công Đồng, quả đồi Đền Thượng tọa lạc cũng được phủ xanh cây keo lai và một số cây gỗ quý. Đường lên Đền cũng được làm bằng bê tông xây gạch từ tháng 12/2003.
6. Những món ăn nên thử
Xem thêm : Angkor Wat
Thái Nguyên là nơi đặc sản của nhiều món ăn ngon, đậm vị của núi rừng, của đồng bào dân tộc như: cơm lam nấu ống tre chín dẻo thơm lừng, xôi ngũ sắc trông rất đẹp và hấp dẫn của người Tày, hay bánh tro hay còn gọi là bánh gio, bánh nẳng, là thứ bánh dân dã mà bà con người Kinh, Tày, Sán Chay…thường làm chấm với mật mía hay mật ong, vị hơi nồng cho cảm giác mát dịu nơi dầu lưỡi,….
6.1 Cơm Lam
Muốn có cơm lam ngon, đầu tiên phải chọn được gạo nếp ngon, ống lam phải là ống nứa tươi, xanh vỏ. Cơm lam là món ăn giản dị, độc đáo nhưng để làm được một ống lam thơm ngon đẹp mắt là cả một nghệ thuật cần học hỏi nhiều lần.
6.2 Trám đen Hà Châu
Trám đen là cây thân mộc, có thể sống trên một trăm năm, ra hoa vào tháng hai, quả chín vào tháng 7. Hà Châu là xã nổi tiếng với nghề trồng trám, hơn 2/3 diện tích của xã là để trồng loài cây này. Từ trám có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: kho thịt, xôi trám đen, gỏi trám.
6.3 Chè Tân Cương
Là vùng chè nổi tiếng nhất cả nước, Thái Nguyên nói chung cũng như Tân Cương nói riêng đều rất tự hào về điều này. Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi nên đâu đâu trên mảnh đất Thái Nguyên cây chè cũng rất phát triển, búp chè xanh tươi, mập khỏe. Khi pha nước màu vàng tươi hấp dẫn, hương thơm rất đặc biệt và vị chát rất ngon không lẫn vào đâu.
6.4 Tương nếp Úc Kỳ
Đặc sản tương nếp được làm từ hạt lúa nếp Thầu dầu, một nguyên liệu quan trọng tạo nên sự khác biệt của tương nếp nơi đây với những địa phương khác. Theo thời gian, nghề làm tương nếp đã trở thành nghề truyền thống của người dân địa phương, là món quà đặc sản ẩm thực theo chân du khách thập phương đi khắp đất nước.
6.5 Bánh Coóc Mò
Đây là một loại bánh truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Thái Nguyên. Bánh được gói bằng lá chuối và có hình chóp dài. Bánh có vị đậm thơm của mùi nếp hương và nhân lạc đỏ. Rất dễ ăn, không hề ngấy và phù hợp với sở thích của rất nhiều người.
7. Một số nơi lưu trú gần
Sau một chuyến hành trình tham quan thì có thể dừng chân lại một số nơi để nghỉ ngơi, ăn uống. Một số nhà nghỉ, homestay để bạn có thể tham khảo sau đây với chất lượng và dịch vụ khá tốt. Ximgo chúng tớ gợi ý một số địa điểm để bạn dừng chân nghỉ ngơi sau đây:
- Nhà nghỉ Hoa Mai: Phú Bình, Thái Nguyên (SĐT: 096 924 89 67)
- Nhà nghỉ Mai Anh: QL37, Thượng Đình, Phú Bình, Thái Nguyên (SĐT: 091 258 04 79)
- Nhà nghỉ Anh Công: Phú Bình, Thái Nguyên (SĐT: 096 304 89 72)
8. Một số lưu ý khi ghé thăm chùa Cầu Muối
- Khi đến chùa bạn cần ăn mặc lịch sự, giản dị, không nên mặc đồ gây hở hang phản cảm
- Tránh mất trật tự, không nói tục, thái độ nhã nhặn, thanh lịch
- Đặc biệt, cần giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi
- Không được hái hoa bẻ cành, làm mất cảnh quan của chùa
Đến với cụm di tích Cầu Muối, không chỉ tìm hiểu về những giá trị lịch sử nơi đây mà còn được chiêm bái, cầu nguyện. Đặc biệt là biết thêm về câu chuyện quanh đền Muối ở Thái Nguyên và những kiến trúc chùa, đình Cầu Muối. Ximgo hy vọng các bạn có thể an nhiên và thư thái khi tham quan ở ngôi chùa Cầu Muối đầy thú vị này.
Xem thêm thông tin du lịch Thái Nguyên tại đây.
Nguồn ảnh: internet/ IG
Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Du Lịch