Sừng sững bên bờ Vịnh Hạ Long, núi Bài Thơ như một tượng đài sống ghi lại những dấu ấn lịch sử quan trọng của nhiều triều đại.
Mùa Xuân năm 1468, khi núi còn mang tên “Rọi Đèn ” (tên chữ là Truyền Đăng Sơn), vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía Nam, từ đó núi được gọi tên là núi Đề Thơ, sau này gọi là Bài Thơ. Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía Đông Nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn. Ngày 1/5/1930, cờ đỏ búa liềm tung bay phấp phới trên đỉnh núi Bài Thơ. Đây là sự kiện quan trọng, cổ vũ mạnh mẽ đối với phong trào công nhân vùng mỏ. Và bây giờ ngọn cờ đó vẫn tung bay phấp phới trên đỉnh núi, là biểu tượng của thành phố Hạ Long – vùng đất mỏ anh hùng. Trong thời kỳ chống Mỹ, dân quân tự vệ phường Bạch Đằng ở ngay trung tâm thành phố Hòn Gai (thành phố Hạ Long bây giờ), dưới chân núi Bài Thơ đã thành lập một khẩu đội 12 ly 7 và đưa lên trực chiến ngay trên núi Bài Thơ. Khẩu đội này là trận địa phòng không bám trụ và chiến đấu trong điều kiện hết sức gian khổ và góp phần tích cực vào thắng lợi chung của quân dân vùng mỏ.
Bạn đang xem: Để núi Bài Thơ bên bờ vịnh Hạ Long đẹp mãi
Xem thêm : 10 Best Bars In Phu Quoc Island, Vietnam
Trong thời kỳ này, núi Bài Thơ còn là vọng gác phòng không, là hang cứu thương, nơi đặt còi báo động, các hang sơ tán thời chiến, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện tín của Bưu điện tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm điện tín này đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 30 QĐ/VH, ngày 24/11/2000. Trước đó, ngày 31/8/1992, núi Bài Thơ cũng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Di tích này là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều thi sĩ, nhiếp ảnh gia, nhạc sĩ mỗi khi có dịp đứng trên đỉnh núi ngắm Vịnh Hạ Long.
Đẹp là thế, vậy mà dường như núi Bài Thơ đang dần bị lãng quên. Leo lên núi, bước từng bậc, ngắm từng phiến đá, mới thấy “thương” ngọn núi này. Đường lên núi chỉ là một lối nhỏ tối om, rộng chưa đầy 1 mét, nằm đối diện với phố Cây Tháp (thành phố Hạ Long). Tấm biển đề ”Công trình phục hồi tôn tạo khu di tích Trung tâm điện tín bưu điện Quảng Ninh” cũ kĩ được đặt trên cổng của…một nhà dân. Theo người dân ở đây thì ngôi nhà luôn đóng kín nên không rõ bên trong có những gì, trước cửa nhà chất đầy đồ phế liệu cùng những lồng nuôi nhốt gia súc chắn ngang lối đi. Trên đường lên núi, đầy phân dê bốc mùi hôi nồng nặc. Đi sâu vào bên trong, khi nhìn thấy đàn dê lên đến vài chục con được nhốt trong nhà di tích tổng đài, dễ hiểu là con đường này hàng ngày vẫn dành cho dê đi lại.
Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Du Lịch