Hiện nay, phần đông người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn chưa có thói quen đọc thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên, đây là một thao tác cần thiết, giúp bạn lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bản thân và cả gia đình.
>> Xét nghiệm chuyên sâu về tiền sản giật
Bạn đang xem: Hiểu đúng về thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm
>> Nguy cơ tiềm ẩn từ hội chứng tiền tăng huyết áp
Nhãn ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì là gì?
Theo quy định, tất cả các loại thực phẩm đóng gói đều phải có nhãn ghi thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Chỉ cần đọc nhãn, người tiêu dùng sẽ biết được lượng calories và chất dinh dưỡng có trong mỗi khẩu phần ăn, từ đó chọn mua sản phẩm tốt nhất cho mình.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn, hoặc người thân trong gia đình, đang điều trị những bệnh mãn tính như tăng huyết áp và cần tuân thủ chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Chất dinh dưỡng được thể hiện trên nhãn thường bao gồm: chất béo, lượng đường, chất đạm, tinh bột và các khoáng chất.
Xem thêm : Haisan.online
Tùy theo chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe, bạn có thể tính toán những thông số trên để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa đẩy lùi các nguy cơ tiềm ẩn về sức khỏe.
Những thông tin cần biết cho người tăng huyết áp
1. Khẩu phần (serving)
Khẩu phần là thông tin đầu tiên được liệt kê trong thành phần dinh dưỡng trên bao bì. Thông thường, mỗi nhãn đều ghi rõ hai yếu tố: khẩu phần chuẩn (serving size) và số khẩu phần trong mỗi gói sản phẩm (servings per container).
Ví dụ khi mua sữa, bạn sẽ đọc thấy gợi ý cho mỗi lần uống là 240 ml và một chai sữa đủ cho khoảng 4 lần dùng. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý rằng những thông số dinh dưỡng kế tiếp trên nhãn đều được tính dựa trên khẩu phần ăn chuẩn.
2. Lượng calories
Thông tin quan trọng kế tiếp là calories trong mỗi khẩu phần chuẩn. Mục này cũng gồm hai giá trị là lượng calories nói chung và lượng calories có nguồn gốc từ chất béo (calories from fat).
Tiếp tục ví dụ ở trên, mỗi khi uống 240 ml sữa, bạn sẽ hấp thu 150 calories, trong đó có 70 calories là từ chất béo. Khi dùng hết chai sữa (4 lần), bạn sẽ hấp thụ tổng cộng 600 calories, với 280 calories có nguồn gốc béo.
3. Các chất cần hạn chế
Người bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn các thực phẩm có chứa chất béo, kể cả chất béo bão hòa (saturated fat) lẫn chất béo chuyển hóa (trans fat).
Theo Hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), mỗi ngày bạn chỉ nên hấp thụ tối đa 11-13 gram chất béo bão hòa và càng ít chất béo chuyển hóa càng tốt.
Xem thêm : Cái tai tiếng anh là gì và đọc như thế nào cho đúng
Bên cạnh đó, muối khoáng (sodium) cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tăng huyết áp. Khi lựa chọn thực phẩm, hãy ghi nhớ rằng bạn không nên dùng quá 1500 mg muối khoáng mỗi ngày.
4. Các chất cần bổ sung
Ngay bên dưới các chất cần hạn chế là thông tin về chất dinh dưỡng bạn nên bổ sung đủ cho cơ thể mỗi ngày. Những chất này thường được ký hiệu bằng màu xanh dương và bao gồm: chất xơ (fiber), vitamin A, vitamin C, canxi (calcium) và chất sắt (iron).
Khi ăn uống đủ chất, cơ thể bạn không chỉ trở nên khỏe mạnh hơn mà còn ngăn ngừa hàng loạt nguy cơ, nhất là các bệnh liên quan đến chế độ dinh dưỡng như tăng huyết áp.
5. Phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày (% daily value)
Cuối cùng, phần trăm giá trị dinh dưỡng hằng ngày cho bạn biết mỗi khi dùng khẩu phần chuẩn, bạn cung cấp bao nhiêu phần trăm chất dinh dưỡng cho cơ thể, so với lượng trung bình mỗi ngày là 2000 calories.
Ví dụ trên nhãn sữa có ghi vitamin A 15%, nghĩa là mỗi khi uống 240 ml sữa, bạn đã cung cấp cho cơ thể 15% lượng vitamin A cần có mỗi ngày.
Cũng theo AHA, thực phẩm được xem là chứa ít dinh dưỡng khi hàm lượng chất đó từ 5% trở xuống, và chứa nhiều chất dinh dưỡng khi hàm lượng chất đó từ 20% trở lên.
Hi vọng với những lưu ý ở trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thành phần dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm. Đồng thời, những chỉ dẫn này cũng sẽ giúp bạn đỡ băn khoăn khi mua thực phẩm ở chợ, siêu thị và tự tin chuẩn bị bữa ăn bổ dưỡng cho bản thân cũng như gia đình.
Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Ẩm thực