Cái đẹp trong trẻo
“Còn tôi, xa quê từ lúc lên bốn, năm tuổi, tôi nhớ rất ít hình ảnh về quê gốc của mình. Quê tôi ở thị xã Hải Dương, giờ nhớ lại chỉ thấy thấp thoáng những kỷ niệm rời rạc, không rõ nét, lúc thưa, lúc thực. Tất cả như ẩn hiện qua một lớp sương mù, lúc đậm, lúc nhạt. Nhưng đặc biệt, có một hình ảnh rõ nhất mà tôi còn hình dung ra được, đó là ngôi nhà của bố mẹ tôi… Đấy là hình ảnh khi nhà văn đã trở thành người lớn, thì ký ức về tuổi thơ, cho dù không được rõ nét, mờ nhạt giống như sương mù, lúc đậm, lúc nhạt, nhưng rất quý giá. Cho nên, ngay bây giờ khi còn nhỏ, chúng ta đừng quên quan sát xung quanh, bởi vì sau này chắc chắn nó sẽ vô cùng quý đối với chúng ta”. Đó là cách CLB Đọc sách cùng con khơi gợi các bạn nhỏ bước vào thế giới văn chương “Miền xanh thẳm”.
Bạn đang xem: Về miền xanh thẳm
“Miền xanh thẳm” được xem là cuốn tự truyện về một thời niên thiếu vất vả nhưng tươi đẹp của chính tác giả. Nó mở ra vùng trời đầy yêu thương trong ký ức cậu bé Thiện. Ấy là ký ức tuổi thơ tươi đẹp, trong ngần, mãi tươi nguyên qua lăng kính của một tâm hồn nhạy cảm và đầy yêu thương. Với cách nhìn tinh tế từng góc nội tâm tuổi nhỏ, với những trang viết đôn hậu, yêu thương, dung dị và đằm thắm, Trần Hoài Dương đã tái hiện một thời gian khó nhưng lạc quan của người người, nhà nhà, dẫu cơ cực, gieo neo, vẫn biết chung tay lo cho tương lai, biết nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão.
Xem thêm : Giới thiệu về đất nước – con người lào
Năm 2000, tác phẩm ấn hành lần đầu, được trao giải cao nhất trong cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của NXB Kim Đồng năm 2001. 20 năm qua, được in 9 lần với hàng vạn bản sách đến với các bạn nhỏ cả nước. Nguyên biên tập viên NXB Kim Đồng Trần Tuyết Minh chia sẻ: “Trong đời biên tập 40 năm, có lẽ biên tập cuốn sách này là một trong những may mắn nghề nghiệp của tôi. Tôi nghĩ văn chương thời nào cũng thế, từ trái tim sẽ đến với trái tim, cho nên độc giả sẽ còn tìm đến với ‘Miền xanh thẳm’”.
Nếu lấy “Miền xanh thẳm” làm dấu mốc để nhìn vào loạt trước tác, từ tập truyện ngắn đầu tay “Em bé và bông hồng” năm 1963, đến tác phẩm cuối cùng “Huyền thoại một loài chim cánh cụt” năm 2012, nhà văn Trần Hoài Dương đã sáng tạo thi pháp riêng cho văn học thiếu nhi Việt Nam. Từng câu chuyện cuốn hút trẻ thơ vào thế giới mộng mơ, chan chứa tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, không khô cứng giáo lý mà đầy rung cảm tinh tế. Nhà văn Lê Phương Liên gọi đó là ngòi bút hướng theo “thế giới diệu kỳ của trí tưởng tượng”. Ông quan sát, viết về “Chiếc lá”, “Nụ tầm xuân”, “Cây lá đỏ”, “Quà tặng của chim non”, “Lá non”… (tên các truyện ngắn), yêu tuổi thơ, yêu mùa xuân, yêu cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc, những nụ non bé bỏng… “Tôi đã đọc trang viết của ông từ lúc đầu xanh tuổi trẻ và nhận ra giọng nói nhẹ nhàng, nhũn nhặn, không đao to búa lớn. Như ông từng viết lời đề từ bằng thơ trong một tập truyện của mình: Yêu sao con đường nhỏ/ Nguồn của mọi con đường/ Hãy giữ cho đường đó/ Không bao giờ rác vương. Giờ đây, sau mấy mươi năm đọc lại tác phẩm của ông, tôi lại càng thấu hiểu việc lựa chọn một “con đường nhỏ” của Trần Hoài Dương mới thực sự là thử thách không hề nhỏ”.
Vun đắp lòng nhân hậu
Xem thêm : TOP 19+ nhà hàng ở Vĩnh Long nổi tiếng ngon “nhức nách”
Sáng tác cho thiếu nhi là nuôi dưỡng tâm ý của trẻ thơ như cây non được uống loại nước trong lành. Không chỉ vậy, dành cả đời để viết cho trẻ thơ, những trang viết của Trần Hoài Dương còn “tưới mát” tâm hồn người lớn. Nhận định này được đưa ra trong tọa đàm do Câu lạc bộ người yêu sách Nguyễn Huy Tưởng phối hợp với Thư viện Hà Nội tổ chức ngày 13.6 vừa qua, nhân dịp 20 năm ra đời cuốn sách “Miền xanh thẳm”. Nhiều ý kiến đồng tình với đánh giá của cố nhà văn Tô Hoài: “Không hiểu sao, đọc truyện của Trần Hoài Dương, không biết tôi đang là trẻ thơ, tôi không nhớ tôi là một ông lão, tôi không biết tuổi đương đọc những sáng tác không có tuổi. Mỗi sáng tác hay thường khiến cho người đọc đánh mất tuổi như vậy… Chỉ cảm nhận được cây bút và tâm hồn người đã viết ra thành chữ, từng chữ đem lại cho tôi cảm giác yêu đời, nhớ đến hạt sương tàu lá cải và biết quý những con vật, những đồ vật quanh mình. Tôi nhận ra đấy là những khơi gợi vun đắp nên tấm lòng nhân hậu, tin yêu”.
Theo nhà thơ Trần Ninh Hồ, văn chương của Trần Hoài Dương không có những tình huống dữ dội, gay cấn, mà như những tập thơ bằng văn xuôi, gợi đầy đủ cung bậc của cảm xúc: xót xa, thương yêu, khao khát, mơ mộng, khiến trang văn thấm đượm chất trữ tình, đậm yếu tố lãng mạn và tinh thần nhân đạo. Ông không quan tâm nhiều đến cảnh ồn ào, sôi động, ly kỳ, gây cười, vốn dễ lôi cuốn trẻ nhỏ, mà tập trung khai thác nội tâm, quan hệ tình cảm và miêu tả thiên nhiên một cách tinh tế và giàu mỹ cảm. Trần Hoài Dương coi viết là khao khát cái đẹp, khi viết thì chỉ viết về cái đẹp, dứt khoát rũ sạch buồn phiền để cõi lòng trong suốt, tràn đầy thương yêu.
Lùi xa bao năm, những trang văn đang được bạn đọc nhỏ tuổi đón nhận như thế nào? Câu trả lời được Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con – TS. Thụy Anh đưa ra, từ hành trình 10 năm hoạt động của CLB. “Các tác phẩm của Trần Hoài Dương đã mang đến không gian văn chương giá trị. Trong thời đại công nghệ thông tin, tiếp xúc với rất nhiều thông tin trái chiều, các bạn sẽ chắt lọc cái gì để tiếp thu, từ điều gì để đánh giá những thứ xung quanh mình? Tôi tin rằng, những tác phẩm như của Trần Hoài Dương sẽ là một cái neo để các bạn cùng lớn lên, biết ý thức về cái đẹp và về cái thiện”.
Nguồn: https://banchuabiet.com
Danh mục: Du Lịch